Hợp đồng thi công xây dựng  là một dạng văn bản thỏa thuận giữa đôi bên chủ nhà/chủ đầu tư và nhà thầu thi xây dựng. Loại hợp đồng này cần được kí kết ngay trong tiến trình thi công công trình nhà ở, sau khi cả chủ nhà và chủ thầu đã đi đến thống nhất với nhau.

Hiện nay khi xây nhà, nhiều chủ nhà gặp bất trắc trong vấn đề giấy tờ xây dựng hoặc rủi ro trong quá trình thi công không phải là trường hợp hiếm gặp. Bản hợp đồng xây dựng nhà sẽ là cơ sở căn cứ vào những gì mà đôi bên phải thực hiện, để hoàn thành mục tiêu sau cùng là một công trình được thi công hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

Bạn cần cân nhắc những kinh nghiệm kí kết hợp đồng xây dựng sau đây:

  1. Tiến hành kí kết hợp đồng xây dựng nhà ngay sau khi cả đôi bên chủ nhà và nhà thầu đã thống nhất đơn giá hoặc giá cả thi công trọn góithời gian triển khai việc thi công. Giá trị của hợp đồng xây dựng có thể tăng giảm tùy vào diện tích hay khối lượng thi công phát sinh. Song đơn giá không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Hợp đồng thi công là mẫu quy định chung, hai bên không được sửa đổi nội dung có trong bản hợp đồng. Cần đọc thật kĩ nội dung của bản hợp đồng trước khi đi đến quyết định ký kết. Bản vẽ thiết kế và bản vẽ xin cấp phép xây dựng phải được bên chủ đầu tư và bên đơn vị thi công xem xét duyệt trước khi đi đến ký kết hợp đồng, có giá trị ràng buộc từ đầu hợp đồng thi công.
  2. Yêu cầu bên nhà thầu thi công ghi rõ tiến độ thi công toàn bộ công trình, tiến độ thi công của từng giai đoạn và cam kết của bên thi công chịu các hình thưc phạt khi vi phạm tiến độ thi công theo hợp đồng.
  3. Thường thì chủ đầu tư sẽ phải tạm ứng 20% giá trị tổng hợp đồng xây dựng khi kí kết để đảm bảo việc chuẩn bị vật tư cũng như công tác thiết kế được suôn sẻ. Bên chủ đầu tư cần làm rõ các chi phí phụ trong khi thi công như: chi phí điện nước trong quá trình thi công, chi phí thuê mặt bằng vỉa hè, xin cấp xây dựng, các loại chi phí phát sinh cho công nhân thi công trong quá trình thi công. Chính vì vậy chủ nhà cần xem xét thật kĩ về trị giá khi thi công. Giá trị hợp đồng không thay đổi đến khi quá trình thi công hoàn thiện.
  4. Các phương tiện cơ sở hạ tầng, máy móc cũng như hệ thống cốp pha giàn giáo cũng cần được xem thật chi tiết trong bản hợp đồng xây dựng. Điều này cũng liên đới đến hạng mục nhân công thi công công trình, kĩ thuật, điều kiện an toàn lao động…vv… Nhà thầu chịu trách nhiệm mua bảo hiểm lao động, chủ đầu tư chịu trách nhiệm mua bảo hiểm công trình (nếu có).
  5. Cam kết ràng buộc giữa hai bên chủ đầu tư và đơn vị nhà thầu thi công. Đặc biệt là phần chia sẻ những thiệt hại về kinh tế, những rủi ro trong quá trình thi công thực hiện hợp đồng (nếu có).

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Túi xách hiệu